Dam-ngo-va-an-hoi-6-sai-lam-de-mac-phai
10
Th8

Dạm ngõ và ăn hỏi và 6 sai lầm dễ mắc phải

Dạm ngõ và ăn hỏi và 6 sai lầm dễ mắc phải nhầm giúp mọi người hiểu đúng và đủ về 2 thủ tục cưới hỏi phổ biến này. Dù là phong tục vùng miền khác nhau nhưng những điểm Tuong Lam Photos sắp chia sẻ sẽ giúp có thêm rất nhiều thông tin quý giá.

Sự cầu kỳ trong phong tục cưới hỏi của người Việt Nam thể hiện được văn hoá, truyền thống từ lâu đời. Dù bước vào thời kỳ hiện đại, công nghiệp hoá nhưng bản sắc vẫn luôn được lưu truyền, gìn giữ. Đó là vốn sống, là hành trang cho các thế hệ mai sau tiếp nối.

Sự khác nhau về mục đích của Dạm ngõ và ăn hỏi

Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ được xem như một phần quan trọng của phong tục cưới hỏi. Lễ dạm ngõ được xem như lời chào hỏi, một buổi gặp chính thức của hai họ. Đây là lúc nhà trai đến nhà gái để chào hỏi, đặt vấn đề để đôi trai gái được tìm hiểu nhau một cách chính thức có sự chấp thuận của cả 2 gia đình. Một lời xin phép tìm hiểu nhau trước khi tiến hành hôn nhân. Trong buổi lễ này chủ yếu đến nhà và dùng nước, không cần lễ vật một cách rườm rà. Chỉ cần trầu cau theo truyền thống.

Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa, thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong), từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Vì người ta thường dùng tiếng đôi dạm hỏi, nên có nhiều người lầm tưởng là lễ hỏi. Thật ra, lễ dạm ngõ,’ tương ứng với lễ Nạp thái là lễ thứ nhất trong sáu lễ. Cho đến ngày nay, cũng có người còn tuân giữ lễ này nhưng thường không xác định được tính cách, nội dung và không biết gọi đúng tên lễ. Cũng có người gọi nôm na là lễ “coi mắt” nàng dâu tương lai. Lễ vật giản dị, thường là trà, rượu, bánh chứ không phải là chim nhạn. Người xưa đi lễ chim nhạn có lẽ là ngụ ý đưa tin. Chim nhạn thông tin tay mặt nắm chặt đưa ra trước thành hình vòng cung, hai nắm tay có vị thế ngang ngực và không nên đưa quá cao khỏi trán.

Lúc này, hai người đã trở thành vị hôn phu và vị hôn thê của nhau, nghĩa là vợ chồng mới một nửa, vì sắp cưới nhau. Hai người có thể giới thiệu nhau với người ngoài: “Đây là chồng chưa cưới hay vị hôn phu của tôi” hoặc “Đây là vợ sắp cưới hay vị hôn thê của tôi.” Sau lễ của chú rể trước bàn thờ nhà gái là việc đeo bông tai cho cô dâu. Bà mẹ chồng tương lai làm làm công việc này, có thêm bà sui phụ vào. Liền theo nữa là việc trao gói tiền nạp tài và chính tay cha chàng rể rót rượu hồng mời cha cô dâu tương lai uống mừng sự kết tình thông gia và hai bà sui mời nhau ăn trầu đã têm sẵn lấy trên khay trầu rượu. Việc trình lễ vật cũng vào lúc này. Ở đây, Tuong Lam Photos cũng xin nói thêm là có gia đình, ngay sau khi cô dâu tương lai mới bước ra chào hai họ thì đã được đeo hoa tai ngay và nạp tài cùng các lễ vật, uống rượu mừng, rồi mới trực nhớ lên đèn, chú rể cùng cô dâu tương lai xá lạy…. Như vậy là lộn xộn, không có thứ tự, ý nghĩa gì hết.

Xét một mức cao hơn về chức năng. Lễ dạm ngõ đóng ở vị trí trung gian, nếu chưa để hai gia đình gặp mặt nhau mà tiến thẳng đến lễ ăn hỏi thì có vẻ chưa đúng trình tự. Cả hia gia đình chưa đủ hiểu nhau. Mà trong chuyện hôn nhân, người lớn đóng vai trò rất quan trọng. Về mặt vật chất thì lễ này không tốn kém. Ngày nay lễ này vẫn được duy trì nhưng một nét văn hoá chào hỏi của dân tộc ta.

Lễ ăn hỏi

Phong tục cưới Việt Nam thường có 5 lễ chính là Lễ Dạm ngõ, Lễ Ăn hỏi, Lễ Xin dâu, Lễ Rước dâu, Lễ Lại mặt. Đây là buổi lễ thông báo chính thức về sự kết thông gia của hai gia họ. Lễ ăn hỏi cũng đánh dấu một sự thay đổi về quan hệ hôn nhân. Thời điểm này thì cô gái chính thức trở thành vợ của chàng trai đi hỏi cưới. Xem như đã là người lập gia đình.

Đám hỏi cũng là thời điểm chính thức thông báo cho họ hàng đôi bên biết về quan hệ hôn nhân. Thời điểm thông báo với ông bà tổ tiên về việc kết giao của hai gia đình. Buổi lễ đám hỏi tổ chức quy mô và hình thức lớn hơn nhiều so với Lễ dạm ngõ. Cần được lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Bạn có thể tham khảo dịch vụ chụp ảnh đám hỏi của Tuong Lam Photos. Hiện có rất nhiều chương trình khuyến mãi, photographer có thể giúp dẫn lễ khi cần thiết.

Dạm ngõ và ăn hỏi
Chụp ảnh đám hỏi

Dạm ngõ và ăn hỏi khác nhau về lễ vật

Dạm ngõ và ăn hỏi là những nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của Việt Nam. Cả 2 buổi lễ này đều do nhà trai chuẩn bị lễ vật còn nhà gái là nơi đón tiếp. Lễ dạm ngõ thì thường chỉ cần trầu cau là đủ. Nếu có chuẩn bị thêm thì trái cây,rượu, trà… Thường là không tốn kém.

Đối với Lễ ăn hỏi cần có sự chuẩn bị chu đáo như 4 hoặc 6 quả. Mỗi quả có rất nhiều thứ như trầu cau, trà rượu, bánh kem, heo quay, đôi bông, dây chuyền… Đôi khi nhà gái còn đãi lớn, mời bà con, bạn bè đến dự… Thành thử ra sẽ tốn kém nhiều hơn so với Lễ Dạm ngõ.

Cũng có một số gia đình, do bận rộn công việc thường giữ lại Lễ dạm ngõ và bỏ qua Lễ ăn hỏi (đám hỏi) để làm trực tiếp đám cưới luôn. Đây là xu hướng mới đề cao tình cảm thật sự hơn là lễ nghi bên ngoài.

Chụp ảnh Lễ ăn hỏi
Chụp ảnh Lễ ăn hỏi

Dạm ngõ và ăn hỏi khác nhau về thành phần tham dự

Đối với Lễ dạm ngõ, chủ yếu là cha mẹ hoặc những người thân thiết mới tham dự. Mỗi gia đình thường dưới 10 người. Có khi chỉ có cha mẹ hai bên gia đình và đôi nam nữ. Chủ yếu là hình thức chào hỏi nhau, gặp nhau để bàn tính chuyện trăm năm, đại sự.

Đối với Lễ ăn hỏi (đám hỏi), thành phần nhiều hơn ra anh chị, cô chú thậm chí là tổ chức lớn có mời lối xóm, bạn bè. Có gia đình nhà gái còn đãi hơn chục bàn. Vì theo quan niệm xưa, đám hỏi mới làm đám chính, đám cưới mời bạn bè thông báo hôn lễ sau này mới được chú trọng.

Dạm ngõ và ăn hỏi khác nhau về thủ tục

Như chúng ta thấy, rõ rằng về thủ tục và trình tự có sự khác biệt rõ ràng về tính chất. Lễ Dạm ngõ chỉ là lời chào hỏi nhau, đến để biết nhà cửa. Lễ ăn hỏi là một buổi lễ lớn có sự hiện diện đầy đủ của gia đình, người thân. Có thắp hương gia tiên, thông báo tổ tiên, có lễ vật tương đối đầy đủ, long trọng.

Dạm ngõ và ăn hỏi khác nhau về trang phục

Trang phục Lễ dạm ngõ cũng đơn giản hơn. Nam có thể quần tây áo sơ mi, nữ áo dài hoặc trang phục lịch sự là được. Không có quy định cụ thể trong buổi lễ này.

Còn trang phục đám hỏi thì bắt buộc nữ phải mặc áo dài còn nam thì vest hoặc áo dài. Thể hiện sự nghiêm trang của một buổi lễ quan trọng. Nếu chuẩn bị kỹ càng hơn, nhà trai ba chú rể và cô dâu phải mặc vest còn mẹ phải mặc áo dài.

Kết luận

Qua bài viết Dạm ngõ và ăn hỏi và 6 sai lầm dễ mắc phải chắc hẵn chúng ta cũng đã nắm rõ được sự khác nhau qua 6 điều kể trên. Qua đó sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện quan trọng nhất cuộc đời.

Cưới vợ thì cưới liền tay
Chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.

Tuong Lam Photos là đơn vị hàng đầu trong cung cấp dịch vụ chụp ảnh đám hỏi, chụp ảnh tiệc cưới, chụp ảnh đám cưới, chụp ảnh phóng sự cưới, quay phóng sự cưới, chụp phóng sự cưới. Với sự nhiệt tình, giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết chất lượng hình ảnh tốt nhất cho quý khách hàng. Đảm bảo bộ ảnh ưng ý nhất cho cô dâu chú rể trong ngày trọng đại của mình.

Các album ảnh đám hỏi, album ảnh đám cưới đẹp

5/5 - (2 bình chọn)